Những câu hỏi liên quan
*•.¸♡ Ⓝⓖâⓝ Ⓗà ♡¸.•*
Xem chi tiết
Aono Morimiya acc 2
17 tháng 12 2021 lúc 12:40

tham khảo:

 

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.

Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

Những tòa nhà đổ nát sau một trận động đất.
Những tòa nhà đổ nát sau một trận động đất.

Nguyên nhân dẫn đến động đất

Nguyên nhân nội sinh

Động đất do sụp lở các hang động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất thế giới)Động đất do núi lửa, chủ yếu liên quan với các hoạt động phun nổ của núi lửa (loại động đất này không mạnh lắm –chiếm khoảng 7%).Động đất kiến tạo (chiếm 90%) liên quan với hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là các đứt gãy ở rìa các mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm; liên quan đến hoạt động macma xâm nhập vào vỏ trái đất làm phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá vây quanh làm đá phát sinh ứng suất và khi bị đứt vỡ thì xảy ra động đất; liên quan đến sự biến đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây co rút và dãn nở thể tích đá làm biến đổi lớn về thể tích cũng gây ra động đất.

Những tòa nhà đổ nát sau một trận động đất.

Nguyên nhân ngoại sinh: gồm động đất do thiên thạch va chạm vào trái đất.

Nguyên nhân nhân sinh: động đất xảy ra do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước của các hồ chứa nước, hồ thủy điện.

Bình luận (0)
Ctuu
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
11 tháng 4 2021 lúc 19:36

Bệnh bazodo 

 - Bệnh Bazơđô do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều hoocmôn làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng oxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp,căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.

Bệnh bướu cổ

    - Bệnh bướu cổ do khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tiroxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến giáp (bướu cổ).

Bình luận (0)
hiếu
Xem chi tiết
Đông Hải
12 tháng 12 2021 lúc 13:01

Tham khảo

Khi đá được đun nóng  tan chảy, chúng giãn nở rado đó cần nhiều không gian hơn. ... Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

Hậu quả của núi lửa phun trào — Các sản phẩm núi lửa phun ra bên ngoài bao gồm lớp tro bụi, dòng dung nham, khói. Phân loại núi lửa.

Bình luận (0)
nguyễn thế hùng
12 tháng 12 2021 lúc 19:13

Tham khảo

Khi đá được đun nóng  tan chảy, chúng giãn nở rado đó cần nhiều không gian hơn. ... Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

Hậu quả của núi lửa phun trào — Các sản phẩm núi lửa phun ra bên ngoài bao gồm lớp tro bụi, dòng dung nham, khói. Phân loại núi lửa.

Bình luận (0)
Đỗ Thái Bảo
Xem chi tiết
hima
15 tháng 11 2021 lúc 20:12

 1.MT xích đạo ẩm : nằm trong khoảng từ 5°B đến 5°N.

 MT nhiệt đới : nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5o đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.

 MT nhiệt đới gió mùa : chủ yếu nằm ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

2. +việc gia tăng dân số ở đới nóng dẫn đến bùng nổ dân số

+hậu quả của việc đô thị hóa tự phát triển ở đới nóng:-đối với đời sống:làm đời sống khó cải thiện

-làm giao thông qua lại ùn tắc

-đối với môi trường:ô nhiễm môi trường ở,môi trường không khí,môi trường nước.

-sinh hoạt khó khăn

-cảnh quan thành phố xấu đi

3. - Nguyên nhân của việc di dân tự do ( tự phát ) :

+ Thiên tai, chiến tranh, nạn nghèo đói, sự phát triển giàu nghèo

+ Thiếu việc làm, kinh tế chậm phát triển

- Hậu quả của việc di dân tự do ( tự phát ) :

+ Tác động tiêu cực đến tài nguyên, thiên nhiên, môi trường

+ Tác động mạnh mẽ tới diện tích đất, vấn đề việc làm, kinh tế xã hội

+ Ô nhiễm môi trường, sự phân bố bấp bênh, phúc lợi xã hội

4. Nguyên nhân ô nhiễm không khí : Do sự phát triển công nghiệp, khí thải từ phương tiện giao thông, sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử, cháy rừng,...

Hậu quả : Tạo ra nhưng trận mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người . Khí thải còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng hai cực tan, mực nước biển dâng cao, đe dọa cuộc sống con người. Khí thải còn làm thủng tầng ozon gây nguy hiểm cho con người . Ô nhiễm phóng xạ đưa đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng .

Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước : Các váng dầu ở vùng ven biển, hất thải từ các nhà máy, lượng thuốc trừ sâu và phân hóa học dư thừa trên đồng ruộng, chất thải sinh hoạt,..

Hậu quả : Tạo ra thủy triều đen, thủy triều đỏ, làm nhiễm bẩn nguồn nước biển, sông , hô,..làm chết ngạt các sinh vật trong nước và gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người .

Biện pháp : - Thực hiện nghị định Ki-ô-tô

-Xử lí chất thải từ nhà má trước khi đưa vào khí quyển

-Tuyên truyền người dân bảo vệ môi trường

-Ngăn chặn việc cháy rừng

-Trồng rừng phủ xanh đồi trọc

- Không thải rác bừa bãi

- Hạn chế thải khí thải ra khỏi môi trường

 

Bình luận (0)
Nhân Mã TT
Xem chi tiết
bạn nhỏ
14 tháng 4 2022 lúc 16:48

Vai trò của rừng:

 Cung cấp nguyên liệu

 Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí
Cung cấp ôxi

 Tránh các trận sạt lở, lũ lụt

Cung cấp thức ăn 

Cung cấp ô xi

 Diện tích rừng đang bị thu hẹp do những nguyên nhân khai thác quá mức

Hậu quả:

Lũ lụt

Ô nhiễm môi trường

Sạt lở

Động vật không có chỗ ở

 

Bình luận (0)
Chi Candy 6A3
14 tháng 4 2022 lúc 16:48

Hãy chung tay bảo vệ rừng

Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là 45% tổng diện tích).

Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi quấn sự quan tâm của toàn thế giới.

Rừng giữ không khí trong  lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2.. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.

Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).

Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục  tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.
                   
      Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa  lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết  cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong, chúng ta có thể tóm tắt như sau       

Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở miền đồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ngắn là hư hỏng.

Ngoài ra Rừng có vai trò rất lớn trong việc:  chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển,  cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật:. Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

 Như trên chúng ta đã biết rừng có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Để môi trường sống của chúng ta không bị hủy hoại thì chúng ta phải bảo vệ và phát triển trồng rừng nhiều hơn nữa. Năm nay đã được Liên hợp quốc chọn là năm quốc tế về Rừng với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững tất cả các loại rừng, phòng chống suy thoái và tàn phá rừng. Hưởng ứng Năm quốc tế Rừng Ngày môi trường thế giới đã được Liên hợp quốc chọn là: “Rừng: giá trị cuộc sống từ thiên nhiên” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống và hệ sinh thái đồng thời đưa ra cảnh báo về tình trạng phá rừng và suy thoái rừng để mỗi chúng ta nhận biết được giá trị của Rừng và hãy có hành động cụ thể vì “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống”.
Bình luận (0)
thuỳ nga
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Tất Đạt
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
17 tháng 11 2016 lúc 20:53

*Nguyên nhân của việc phá rừng:

Do nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch.Do quy hoạch một số vụ việc, kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề...Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém.Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao.Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp.Do xây dựng cơ bản: xây dựng đường giao thông, công trình thủy điện,...Do hoạt động phá rừng của các lâm tặc nhằm để lấy lâm sản.

8.Nhằm lợi ích thu lợi nhuận của các công ti.

*Hậu quả của việc phá rừng:

khi chặt phá rừng sẽ làm cho khả năng lọc sạch không khí bị giảm và gây ra các hiện tượng khói mù dày đặc vd như ở Trung Quốc, các thành phố lớn đã bị khói mù bao phủ dày đặc. Đốt rừng sẽ gây thiệt hại tương tự như phá rừng, đốt rừng làm cho bầu không khí ô nhiễm, khói do cháy rừng sẽ nhanh chóng lan nhanh gây ra hiện tượng mù khô trên khu vực lớn, bị xói mòn,...

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Huyền
24 tháng 11 2016 lúc 17:49

Trái đất ngày xưa phủ kín một màu xanh của cây cối. Hồi đầu thế kỷ này ngay Hà Nội của chúng ta cũng còn nằm sát rừng. Vậy mà bây giờ rừng đã lùi xa khỏi các điểm tập trung dân cư. Chỉ tính riêng ở vùng Hà Nội, trung bình mỗi năm rừng lùi xa khỏi chúng ta khoảng 1 km. Vì sao vậy?

Rừng bị chặt phá trước tiên là để lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng... Những vùng đất bằng phẳng, màu mỡ bị chuyển hoá thành đất nông nghiệp còn có thể trồng trọt được lâu dài. Hiện nay, những vùng như vậy hầu như đã bị khai thác hết. Còn những vùng đất dốc, kém phì nhiêu, sau khi bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp, thường cho năng suất thấp, rất dễ và nhanh bị bạc màu, hoặc đòi hỏi phải có những đầu tư tốn kém cho tưới tiêu và cải tạo đất. Rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam đang bị chặt phá để làm ao nuôi tôm. Do nuôi tôm kiểu quảng canh, không đúng kỹ thuật, nên năng suất không cao và mỗi ao cũng chỉ cho thu hoạch được vài năm, sau đó người ta lại đi chặt phá rừng làm ao mới. Rừng Tây Nguyên đang bị người dân di cư tự phát đốt phá nham nhở.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến mất rừng là lấy gỗ làm củi đốt. Cho đến thế kỷ XIX, trước khi khám phá ra khả năng đốt bằng than và dầu, chất đốt chủ yếu của con người là củi gỗ. Nhiều nước châu Âu, trong giai đoạn đầu của cách mạng khoa học kỹ thuật đã đốt gần hết rừng của mình. Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, củi và than củi vẫn là chất đốt chính trong gia đình và các bếp đun đang đốt khoảng 1/4 số diện tích rừng bị tàn phá hàng năm.

Nguyên nhân thứ ba gây mất rừng là do khai thác gỗ. Gỗ cần cho sản xuất các đồ gia dụng, sản xuất giấy... Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng khám phá ra nhiều công dụng mới của gỗ, làm cho lượng gỗ tiêu thụ ngày càng nhiều. Trong khai thác gỗ, nếu chỉ chạy theo lợi nhuận, chỗ nào dễ thì khai thác trước, không đốn tỉa mà chặt hạ trắng, nghĩa là chặt từ bìa rừng vào, vừa chặt cây to để lấy gỗ, vừa phá hoại cây con, thì những khu vực rừng đã bị chặt phá sẽ khó cơ hội tự phục hồi lại được.

Nguyên nhân thứ tư gây mất rừng là do cháy. Rừng bị cháy do đốt rừng làm nương, làm bãi săn bắn, dùng lửa thiếu thận trọng trong rừng, thiên tai, chiến tranh... Trong mùa khô, chỉ cần một mẩu tàn thuốc lá cháy dở, một bùi nhùi lửa đuổi ong ra khỏi tổ để lấy mật cũng đủ gây ra một đám cháy rừng lớn trong nhiều ngày, nhất là khi không có đủ nước, nhân lực và phương tiện để dập tắt lửa.

Chiến tranh không phải là hiện tượng phổ biến, thường xuyên. Tuy nhiên các cuộc chiến tranh thường có sức tàn phá ghê gớm. Ở VIỆT NAM, TỪ 1945 CHO ÐẾN NAY MẤT khoảng hơn 2 triệu hecta. Nhiều vùng rừng bị chất độc hoá học tàn phá đến nay vẫn chưa mọc lại được.

Nói tóm lại, có năm nguyên nhân chính gây mất rừng là lấy đất, lấy gỗ, lấy củi, cháy rừng và chiến tranh. Trong đó mất rừng do cháy và chiến tranh là sự mất mát phi lý nhất, vì nó chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho con người. Việc phá rừng lấy đất, lấy gỗ, củi bừa bãi thực tế chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của một số cá nhân nào đó. Cái lợi mà việc làm đó đem lại nhỏ hơn nhiều so với cái hại mà nó gây ra. Vì mất rừng là trái đất mất cỗ máy sản xuất ôxy, động vật mất nơi cư trú, nhiều loại cây quí, lâu năm bị tuyệt giống, lũ lụt và hạn hán trở nên trầm trọng hơn... Hy vọng rằng bằng việc áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên đất, rừng, tăng cường trồng và bảo vệ rừng, diện tích rừng trên trái đất sẽ không bị giảm có thể tăng lên.

Bình luận (1)
đạt lê
Xem chi tiết
Collest Bacon
24 tháng 10 2021 lúc 8:24

Tham khảo :

 

- Nguyên nhân:

Nước thải từ các nhà máy đổ vào sông ngòi làm cho nước sông bị ô nhiễm. Váng dầu của tàu bị nạn chảy tràn lan trên biển gây ô nhiễm biển và môi trường. Lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu trên đồng ruộng, chất thải sinh họa của các đô thị làm nhiễm bẩn nguồn nước sông hồ và nước ngầm.

- Hậu quả:

+ Nhiễm bẩn nguồn nước sông, hồ, nước ngầm, ...

+ Tạo thủy triều đỏ

+ Làm chết ngạt các sinh vật sống khác

- Cách khắc phục:

+ Không xả rác bừa bãi

+ Không lạm dụng thuốc hóa học, thuốc trừ sâu...

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Nghĩa
5 tháng 11 2021 lúc 13:51

- Nguyên nhân:

Nước thải từ các nhà máy đổ vào sông ngòi làm cho nước sông bị ô nhiễm. Váng dầu của tàu bị nạn chảy tràn lan trên biển gây ô nhiễm biển và môi trường. Lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu trên đồng ruộng, chất thải sinh họa của các đô thị làm nhiễm bẩn nguồn nước sông hồ và nước ngầm.

- Hậu quả:

+ Nhiễm bẩn nguồn nước sông, hồ, nước ngầm, ...

+ Tạo thủy triều đỏ

+ Làm chết ngạt các sinh vật sống khácư

+thiếu nước sạch.

+mưa axit

- Cách khắc phục:

+ Không xả rác bừa bãi

+ Không lạm dụng thuốc hóa học, thuốc trừ sâu

+ko vận chuyển nhiều dầu qua biển

+khai thác dầu mỏ ngoài biển họp lý...

mình nghĩ thế đó

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 5 2018 lúc 5:23

- Nguyên nhân: "chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm…"

- Hậu quả: "lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn".

Bình luận (0)